Rà soát việc chỉ định xét nghiệm tại bệnh viện

Tran Quang Truong 19/07/2019
ra-soat-viec-chi-dinh-xet-nghiem-tai-benh-vien

Trước thực tế người dân nghi ngờ bác sĩ chỉ định xét nghiệm nhiều là để tăng thu nhập cho bệnh viện, Bộ Y tế và Hà Nội đã kiểm tra rà soát, yêu cầu các cơ sở y tế công nhận kết quả xét nghiệm của nhau khi có thể.

Chiều 3/2, Bộ Y tế kiểm tra tại Bệnh viện Saint Paul và Việt-Đức xoay quanh việc chỉ đạo xét nghiệm lại, công nhận kết quả lẫn nhau của các cơ sở y tế...

Ông Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc Bệnh viện Saint Paul cho biết, bệnh viện tôn trọng kết quả xét nghiệm của các nơi khác chuyển đến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp còn nghi ngờ, viện vẫn phải làm lại xét nghiệm.

Bà Lưu Thị Liên, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định các đơn vị trong ngành đã có nhiều chuyển biến trong việc không chỉ định xét nghiệm lại cho người bệnh. Người dân kêu ca phàn nàn có phần đúng, có kỹ thuật không cần xét nghiệm lại. Tuy nhiên máy móc mỗi tuyến, mỗi bệnh viện khác nhau. Do vậy, càng phải phân biệt rõ để người bệnh hiểu được việc làm xét nghiệm lúc nào là cần thiết.

“Sắp tới Hà Nội sẽ khảo sát tỷ lệ sử dụng kết quả xét nghiệm của tuyến dưới, nếu làm lại thì vì lý do gì. Chúng tôi sẽ chỉ đạo các bệnh viện rà soát vấn đề này”, bà Liên nói.

boyte1-4669-1422969870.jpg

Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc với Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: N.Phương.

Trong khi đó, Phó giám đốc bệnh viện Việt - Đức Trịnh Hồng Sơn cũng khẳng định “trong điều trị nội trú không có chuyện chỉ định xét nghiệm thừa".

Trước tình trạng 3 tuần qua, một loạt các xét nghiệm ngoại trú của bệnh viện  Việt - Đức không được bảo hiểm y tế thanh toán, ông Sơn thừa nhận có những trường hợp không đúng nhưng không nhiều. Chẳng hạn, bệnh nhân là trẻ em nhưng nhân viên y tế lại yêu cầu xét nghiệm ung thư tiền liệt tuyến. Phó Giám đốc bệnh viện Việt - Đức cho rằng nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do thái độ và sự thiếu chuyên tâm của nhân viên y tế.

Về việc công nhận kết quả lẫn nhau, ông Sơn chia sẻ: “Chúng tôi sẵn sàng lấy kết quả xét nghiệm của các đơn vị khác nhưng với điều kiện phải đảm bảo chất lượng. Bệnh viện chấp nhận một số kết quả xét nghiệm của các bệnh viện như Bạch Mai, K, 108, Nhi Trung ương...”

Đánh giá việc chỉ định xét nghiệm tại hai bệnh viện là nghiêm túc, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến đề nghị các cơ sở phải nhắc nhở các bác sĩ bằng văn bản khi chỉ định xét nghiệm; Rà soát kỹ trước khi đưa ra yêu cầu xét nghiệm bổ sung và xét nghiệm lại; Tư vấn cho người bệnh đối với những loại xét nghiệm đắt tiền, tránh gây bức xúc.

Theo ông, việc không sử dụng hết các xét nghiệm của tuyến dưới có lý do trang thiết bị còn thiếu vì vậy cần đầu tư máy móc để giảm thiểu tình trạng này.

“Việt Nam không phải nước giàu, cái gì không đáng tiêu thì không nên làm. Xét nghiệm mà phí phạm rù rẻ nhưng cộng lên cũng thành một khoản lớn”, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.

Bộ Y tế đã hoàn thiện dự thảo về quy trình kiểm chuẩn thiết bị xét nghiệm sinh hóa huyết học và sẽ ban hành trong thời gian tới. Đây sẽ là cơ sở để các bệnh viện đảm bảo chất lượng xét nghiệm, từ đó tiến tới công nhận kết quả xét nghiệm lẫn nhau, giảm chi phí cũng như phiền hà cho người bệnh.

Bình luận (83)
binh-luan

1

27/07/2022
1
binh-luan

1

27/07/2022
1
binh-luan

1

27/07/2022
1
binh-luan

1

27/07/2022
1
binh-luan

1

27/07/2022
1
VIẾT BÌNH LUẬN